Diện tích đất sản xuất lúa hè thu trên địa bàn xã Long Thành Trung khoảng 300 đến 400 ha. Sản xuất lúa Hè thu là vụ lúa sản xuất có nhiều khó khăn bất lợi so với vụ mùa và vụ Đông xuân gồm các yếu tố sau:
- Thời tiết: Miền đông Nam bộ và Tây Ninh có 02 mùa rõ rệt. Đó là mùa mưa và mùa khô. Vụ mùa hè thu nằm giữa 2 mùa, có những nơi chủ động tưới tiêu thì xuống giống sớm nên cây lúa trong thời gian đẻ nhánh thường thì cuối mùa khô. Còn số bà con xuống giống đúng vụ thì bắt đầu vào mùa mưa, còn hạn hán thì không có nước tưới ảnh hưởng đến năng xuất lúa.
- Khí hậu: đầu giáp vụ thường nắng nóng cực độ rất thuận lợi cho việc phát sinh bệnh và sâu hại.
+ Sản xuất lúa hè thu nếu có ngập úng thì đất thường phèn lạnh. Nguyên nhân do nhiệt độ cao làm tăng sự bốc hơi nước làm cho các chất đồng, kẻm, sắt nhân hóa vào nước làm cho nước bị chua ảnh hưởng đến quá trình phát triển bộ rễ, trên cây lúa không hút chất dinh dưỡng được. Nếu nặng sẽ bị ngộ độc phèn.
+ Khi cày, xới để xạ sớm lại thường góc rạ và các xác bả thực vật còn lại của vụ trước làm cho chua đất.
* Biện pháp khắc phục:
- Nếu ruộng bị phèn thường thiếu lân vì lượng lân trong đất cố định. Cây lúa phát triển yếu cần đáp ứng lượng lân kịp thời.
- Cần lưu ý khi chuyển vụ từ Đông xuân sang Hè thu thường rày nâu xuất hiện và phá hoại.
- Giữa vụ và cuối vụ Hè thu thường có nhũng cơn mưa đầu mùa theo giống và gió lóc ảnh hưởng cho cây lúa dễ đổ ngã và thiệt hại đến năng xuất, chất lượng nông sản.
* Chọn giống lúa thích hợp cho vụ Hè thu:
1- Giống chịu phèn nhẹ (giống OM 1490):
- Thời gian sinh trưởng ngắn (88 -> 72 ngày) năng xuất cao và ổn định, chất lượng gạo tốt, hơi nhiễm rày (cấp 4 -> 5) nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 6 -> 8)
2- Giống OM 4218:
- Thời gian sinh trưởng từ 90 -> 95 ngày cứng cây chống đỗ ngã tốt, năng suất cao và ổn định, hạt gạo di, chất lượng gạo tốt, hợi nhiễm rày nâu (cấp 4 -> 5), giống hợi nhiễm đạo ôn (cấp 5) chịu phèn tốt dễ tiêu thụ trên thị trường.
3- Giống OM 5451
- Thời gian sinh trưởng ngắn ngày (90 -> 93 ngày) cho năng suất cao, ổn định 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, chịu phèn khá, hơi bị nhiễm rày (cấp 5), hơi bị đạo ôn (cấp 5) hạt dài chất lượng gạo tốt. Giống OM 5451 phát triển rộng và ổn định trong những năm gần đây đạt tỷ lệ gạo khá cao, dễ bán trên thị trường.
4- Giống OM 1900:
- Thời gian sinh trưởng từ 95 -> 100 ngày năng suất cao và ổn định trong 02 vụ Đông Xuân và Hè thu, hạt dài, thơm nhẹ, chất lượng gạo rất tốt. Vụ Đông xuân có thể đạt từ 6,5 tấn/ha, vụ Hè thu đạt từ 5 -> 5,5 tấn/ha ít nhiễm rày nâu, hơi nhiễm đạo ôn, dễ tiêu thụ trên thị trường.
* Biện pháp cần lưu ý:
1- Những chân ruộng cặp sông Vàm Cỏ Đông với mực nước thủy triều lên xuống lấy nước vào ruộng và nước ròng, tháo nước bỏ để rửa trôi
2- Tùy theo chân ruộng phèn nhiều hoặc ít bón vôi với số lượng khác nhau từ 200 – 400 kg/ha bón lúa và làm đất lần cuối cùng.
3- Vụ Hè thu chân ruộng thường bị nhiễm phèn đất ruộng bị thiếu lân. Vì vậy, cần bổ sung lân để tiêu như: 20-20-15; 16-16-8; B-TE1
Nếu bón lót nên bón phân lân (Apatit nung chảy) không nên bón phân lân có gốc axit sẽ làm tăng độ chua như: lân Thao, lân Super, bón phân theo qui luật 2 xanh, 2 vàng nhằm tiết kiệm phân bón.
4- Áp dụng biện pháp 3 giảm (giảm giống, giảm phân bón và giảm thuốc trừ sâu), 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế).
Trên đây là những phương pháp thực tế mà bà con nông dân áp dụng cho vụ Hè thu năm 2012 tại địa phương xã Long Thành Trung. Trong đó, có hộ Ông Lê Văn Út áp dụng và đạt hiệu quả từ 5,5 -> 6 tấn/ha. Ngoài ra, còn có hộ Ông Ngô Văn Căn áp dụng phương pháp “3 giảm 3 tăng” nên đạt từ 5,5 -> 6 tấn/ha.
Lê Văn Thắng