Một số nhận biết để phòng, chống bệnh heo tai xanh

Chủ nhật - 15/07/2012 18:10 164 0

Một số nhận biết để phòng, chống bệnh heo tai xanh

 

Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở heo mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh, làm ốm và có thể gây chết nhiều heo.
Heo nhiễm bệnh tai xanh thường bị suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh khác kế phát như Dịch tả heo, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, E.coli, Liên cầu khuẩn, Mycoplasma….
Nguyên nhân bệnh gây bởi virus Lelystad, một RNA virus, 45- 55 nm, týp I gồm những virus thuộc dòng Châu Âu và týp II gồm những virus thuộc dòng Bắc Mỹ.Virus có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, phân 28-35 ngày, huyết thanh 21-23 ngày, tinh dịch 92 ngày và đặc biệt huyết thanh heo bị nhiễm sau 210 ngày vẫn có thể tìm thấy virus.Virus cũng dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hóa chất sát trùng thông thường như:vôi bột, chlorine, formon, iodine….
Virus lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo .Virus xâm nhập bào thai qua hệ thống sinh dục nái gây tổn thương và chết thai.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở heo bệnh tai xanh như:
Heo nái giai đoạn cạn sữa :thường biếng hoặc bỏ ăn từ 7 -14 ngày, sốt trên 400c, thường sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, động đực giả, đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ .
Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: bỏ ăn hoặc ăn ít, lười uống nước, lờ đờ hoặc hôn mê, mất sữa và viêm vú. Heo nái đẻ sớm 2-3 ngày, thai gỗ, heo con chết ngay sau khi sinh, heo con yếu, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số heo con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4 -8 tháng trước khi trở lại bình thường .
Heo đực giống: bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 400c, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém .
Heo con theo mẹ: nhiều con chết yểu, những con sống sót gầy yếu , mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp. Heo con bị tiêu chảy nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy.
Heo con cai sữa và heo choai: bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 400c, ho nhẹ, lông xơ xác …Trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh.
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi: viêm hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc (nhục hóa) trên các thùy phổi, cuống phổi chứa đầy dịch viêm sầu bọt, trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khô, thùy bị bệnh có màu xám đỏ.Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.Thận xuất huyết đinh ghim, hạch amidan sưng, sung huyết, não sung huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.
Điều trị triệu chứng bằng kháng sinh, thuốc trợ lực trợ sức. Ưu tiên sử dụng kháng sinh phối hợp hoặc phổ rộng .Các loại kháng sinh được khuyến cáo như: Lincomycin kết hợp với Spectinomycin, Tylosin kết hợp với Spectinomycin, Amoxicillin phối hợp Colistin, Marbofloxacin, Florfenicol….Tiệt trùng kim tiêm trước và sau khi sử dụng, mỗi kim tiêm chỉ nên sử dụng riêng cho từng ô chuồng. Nên xử lý heo bệnh nếu đã chăm sóc và điều trị tích cực 07 ngày nhưng không khỏi bệnh.
 
Trần Hữu Võ
 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay6,215
  • Tháng hiện tại35,840
  • Tổng lượt truy cập5,625,289
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây