Nghề truyền thống đan đát có mặt khá sớm ở Hòa Thành, đến nay nghề đan đát đã được chọn công nhận nghề truyền thống, được các nghệ nhân gìn giữ và lưu truyền cho con cháu đời sau. Theo lời kể của những người làm nghề lâu đời ở đây, nghề này trước đây ở Hậu nghĩa Long An chuyển về đây, hiện nay nghề này tập trung tại Ấp Long Bình Xã Long Thành Nam thuộc huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh.
Tuy nói là làng nghề nhưng thu nhập chính của người dân ở đây chủ yếu từ các nghề khác như trồng lúa, mua bán nhỏ tại nhà, bởi vì nghề này không kén chọn thời gian lao động, thêm vào đó không gian của nghề không gò bó, họ có thể ngồi đang ở bất kỳ nơi nào, dưới bóng cây, góc nhà, góc vườn hoặc ở nơi nào rộng rải một chút vẫn được. Do sự thuận tiện đó mà nghề đan đát đã huy động được nhiều lao động, nhiều thế hệ trong gia đình xóm, ấp cùng tham gia.
Hiện nay xã Long Thành nam có 02 Hợp tác xã Mây tre số 1 và số 2 với hơn 200 hộ trong xã đang hoạt động, thu nhập bình quân của mỏi lao động từ 1.500.000 đến 2.000.000 tháng. Nghề đan đát sản phẩm làm ra gồm:
+ Cần xé: phục vụ cho việc vận chuyển các loại trái cây sản phẩm này yêu cầu trình độ tay nghề cao, sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
+ Vĩ phơi bánh tráng: phục vụ cho các lò tráng bánh tráng trong huyện.
Công cụ sản xuất chính của nghề đan đát chủ yếu là dao, rựa, mác. Trước đây việc chẻ nan thường được làm bằng tay nhưng do sự chuyên môn hóa nên hiện nay việc này được làm bằng máy chẻ nan được tiến hành nhanh hơn và chuẩn xác hơn, hạn chế được nang bị lỗi không đan được.
Nghề đan đát chủ yếu khai thác nguyên liệu tại chỗ như tre, trúc, tầm vong. Trước đây nghề đan đát chủ yếu để trao đổi trong diện hẹp. Thì nay nghề đan đát thường sản xuất theo đơn đặt hàng, sản xuất theo hướng qui mô lớn, nên nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay nghề đan đát không chỉ sản xuất kinh doanh, mà còn là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng động mang bản sắc văn hóa riêng biệt, là nét độc đáo góp phần phát triển loại hình du lịch, làng nghề, cho nên trước mắt cần phải bảo tồn phát huy nghề truyền thống của huyện nhà.
Quan Lộc