Làng nghề truyền thống phát triển không ngừng thúc đẩy du lịch phát triển còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Cải thiện đời sống nhân dân, giảm bớt các tệ nạn xã hội, đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc khôi phục bảo tồn phát triển các giá trị làng nghề.
Trong những năm gần đây, xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới rất nhiều nghề truyền thống ở Tây Ninh nói chung ở Hòa Thành nói riêng đã được khôi phục và phát triển, đảm bảo được đời sống, đáp ứng mong muốn của nhân dân, đó là bảo tồn và phát triển tốt nghề của cha ông trao truyền lại và có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Nghề truyền thống là một trong số những đối tượng đang được quan tâm khai thác, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Nghề truyền thống đang được quan tâm khai thác ở đây là nghề truyền thống đồ gỗ tại ấp Hiệp An, xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh đây là một nghề chế biến đồ gỗ có từ lâu đời, có rất nhiều thuận lợi để phát triển.
Sản phẩm đồ gỗ càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường bao gồm các sản phẩm:
* Các sản phẩm phục vụ cho việc xây dụng hoàn thiện nhà của như chấn song cửa sổ, cánh của, kèo, cột làm nhà, tay vịn cầu thang…Đối với các sản phẩm yêu cầu trình độ tay nghề không cao, sản phậm tiêu thụ tại thị trường trong nước.
* Các sản phẩm trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ…Các sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao, để làm được những sản phẩm này đòi hỏi trình độ tay nghề của những người thợ phải đát đến trình độ nhất định. Ngoài sự sáng tạo và sự thiết kế ra những kiểu dáng mới cho sản phẩm mà người thợ còn phải biết trang trí hoa văn sao cho sản phẩm đạt được thẩm mỹ cao nhất.
* Các sản phẩm trang trí mang tính chất tôn giáo như tủ thờ, khánh thờ, tượng thờ…với nhiều kích cỡ khác nhau,mặt hàng này yêu cầu trình độ sản xuất cao nhưng sản xuất với số lượng ít, phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng.
Công cụ sản xuất chính: Nghề mộc công cụ chủ yếu là đục, trạm, cưa, bào, khuôn vẽ,…trước đây công việc cưa xẻ gỗ thường được thực hiện bằng tay, hiện nay công việc này đã được thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn nhờ máy móc công cụ hiện đại.
Nguyên liệu sản xuất: Nguyên liệu chủ yếu tạo ra sản phẩm mộc là gỗ, gỗ dùng để chế tác các sản phẩm mộc chủ yếu khai thác từ các vùng trong cả nước và một phần nhập khẩu từ các nước ngoài như Lào, Campuchia…
Quy trình sản xuất: Để tạo ra các mặt hàng mộc, người thợ mộc phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp yêu cầu tính kiên trì và chịu khó học hỏi, trao đổi kiến thức phải làm việc hết mình. Trước tiên là công việc cưa xẻ gỗ theo quy cách, khâu vẽ khuôn khâu đục, khâu ghép thành phẩm, khâu đánh bóng, bảo quản hành mộc.
Trên đây là các khâu chính để tạo ra một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có giá trị cao.Có được sản phẩm độc đáo chính là nhờ vào kỹ thuật và sức lao động khó nhọc của người thợ mộc, các sản phẩm ấy không chỉ có giá trị sử dụng cao, mà còn mang trong mình hơi thở của cuộc sống, mang cả tính cách của con người Việt Nam.
Nghề và làng nghề truyền thống là một tài sản quý báu của cha ông ta truyền lại cho con cháu hôm nay và nó cũng chính là một trong những tài sản quý báu đã và đang được các thế hệ “Người Việt Nam gìn giữ và phát tiển”.
Nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ xã Hiệp Tân hôm nay được coi là là một nghề có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển làng nghề du lịch nói riêng. Phát triển của du lịch, làng nghề tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát tiển khách du lịch trong nước và quốc tế đến với làng nghề một nhiều. Sản phẩm của làng nghề tạo ra không chỉ được thi trường trong nước biết đến mà còn được khách hàng nhiều nước trên thế giới yêu thích do đó thu nhập làng nghề được tăng cao đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Quan Lộc