1. Thực trạng phát triển chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống mà việc ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường bị ô nhiễm tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.
2. Thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi: Phát triển chăn nuôi đang được Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện để phát triển toàn diện, xu thế chung của phát triển chăn nuôi hiện nay là: chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi gia trại, trang trại ngày càng phát triển.
- Khó khăn: Trong thời gian gần đây, nhìn chung việc chăn nuôi quy mô lớn có phát triển, nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế, chất thải chăn nuôi nhiều nơi xử lý chưa triệt để gây ô nhiễm môi trường; tình hình dịch bệnh diễn biến trên gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp; công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức.
3. Định hướng, mục tiêu phát triển và giải pháp thực hiện
- Định hướng phát triển
+ Ngăn ngừa, hạn chế sự ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển chăn nuôi góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, từng bước thay thế cho phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán hiện nay nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời kiểm soát được dịch bệnh.
- Mục tiêu phát triển
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
+ Giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
- Giải pháp thực hiện
+ Khuyến khích chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, chú trọng phát triển chăn nuôi tập trung có kiểm soát;
+ Đào tạo, tập huấn kiến thức và tay nghề cho cán bộ thú y cơ sở, người chăn nuôi, chủ trang trại nhằm nâng cao trình độ áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng năng suất, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi có hiệu quả.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Huỳnh Thị Hảo