Thông tin tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2020

Thứ hai - 05/10/2020 17:00 108 0

Thông tin tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông 9 tháng đầu năm 2020

          Trong 09 tháng đầu năm 2020 tình hình trật tự an toàn giao thông trong nước nói chung và trong tỉnh Tây Ninh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, số vụ tai nạn giao thông, số người chết giảm so với cùng kỳ, cụ thể như sau:

          Trong nước, toàn quốc xảy ra 6.790 vụ TNGT, làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 người. So với 6 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 1.595 vụ (giảm 19,02%), số người chết giảm 568 người (giảm 14,91%), số người bị thương giảm 1.419 người (giảm 22,32%). Va chạm giao thông xảy ra 2.926 vụ, làm bị thương nhẹ 3.008 người. So với cùng kỳ năm 2019 giảm 1.055 vụ (giảm 26,5%), giảm 1.028 người bị thương nhẹ (giảm 25,47%). Các ngành chức năng đã thực hiện 27.603 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 28.558 vụ với số tiền 93.252,75 triệu đồng; tạm giữ 127 ô tô; đình chỉ hoạt động 124 bến thủy nội địa, 80 phương tiện thủy nội địa; giám sát 322 kỳ sát hạch lái ô tô, 211 kỳ sát hạch lái xe mô tô. 

          Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo công an đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, vừa thực hiện các đợt cao điểm theo chỉ đạo của Bộ vừa tiến hành mở các đợt thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử lý 1.835.483 trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 1.617 tỷ 789 triệu đồng, tước 150.931 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 304.955 phương tiện; so với 6 tháng đầu năm 2019, xử lý giảm 151.471 trường hợp, tiền phạt tăng 342 tỷ 888 triệu đồng.

          Tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được duy trì ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông. Tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm 2019 tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.

          Lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản 33.035 trường hợp, nộp Ngân sách 41,646 tỷ đồng. Ngoài ra, đã tạm giữ 14.117 phương tiện, tước GPLX có thời hạn 4.007 trường hợp.

          Cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đã  lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) 536 trường hợp, Kho bạc Nhà nước thu 3,05 tỷ đồng. Lực lượng Công an xã, phường, thị trấn tuần tra độc lập xử lý vi phạm TTATGT được 11.798 ca với 47.272 lượt cán bộ tham gia, lập biên bản VPHC 1.207 trường hợp, Kho bạc Nhà nước thu 496,8 triệu đồng, nhắc nhở, giáo dục 2.419 trường hợp. Ngoài ra, trong công tác phòng chống đua xe trái phép, lực lượng chức năng của Công an tỉnh lập biên bản, xử lý 1.333 trường hợp vi phạm các lỗi như chạy xe thành từng nhóm tốc độ cao, nẹt pô, lạng lách, đánh võng; nhắc nhở, giáo dục 4.222 trường hợp.

Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.   

Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người, không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình.

         Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không thể kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.

          Do đó, để bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình, của người thân và của toàn xã hội, mọi người dân cần chung tay thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông sau:

          Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

          Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

          Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện, phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông; không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

          Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

            Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước "Bốn không, Ba có" mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.

          + "Bốn không" gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

          + "Ba có" gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.

          Hiện nay chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, mà nội dung cơ bản là xây dựng con người văn hóa. Con người văn hóa ở đây là con người biết chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", vì cuộc sống bình yên của chính mình cũng như sự bình yên của người khác. Chính vì vậy hơn lúc nào hết mỗi chúng ta phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay201
  • Tháng hiện tại103,382
  • Tổng lượt truy cập6,894,420
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây