CHÚNG TA PHẢI HỌC TẬP TÍNH TIẾT KIỆM TỪ BÁC HỒ KÍNH YÊU

Thứ năm - 22/09/2016 22:00 875 0

CHÚNG TA PHẢI HỌC TẬP TÍNH TIẾT KIỆM TỪ BÁC HỒ KÍNH YÊU

Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm. Trong đó, Người nói rằng: "Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức ...". Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác. Học  tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là suốt đời và như thế chúng ta "học" không ở đâu xa mà ở ngay những người, những hành động, việc làm, sự việc xung quanh mình, cận kề với mình trong cuộc sống và trong công tác.

   Quả thật như vậy, từ lâu tôi đã "học" và "làm theo" tính tiết kiệm từ đồng chí Tuấn, một người lãnh đạo "làm gương" cho cán bộ, đảng viên thực hiện theo. Sự làm gương này là rất quan trọng. Thủ trưởng của tôi là đồng chí Lê Văn Tuấn-UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Tại nơi làm việc chúng tôi thân mật gọi đồng chí bằng "Chú Tuấn", "Anh Tuấn" , thủ trưởng chúng tôi người rất điềm đạm, giản dị, mẫu mực là tấm gương tốt về thực hành tiết kiệm.

 Trong cuộc sống hàng ngày, từ việc ăn, ở, sinh hoạt, ở mọi lúc, mọi nơi, chú luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về thực hành tiết kiệm, bởi vì chú nhận thức được tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới về tính tiết kiệm. Đó là một trong những phẩm chất đạo đức vô cùng cao quý, hiếm thấy ở một vị lãnh tụ nào trên thế giới.   Từ đó, chú rất tâm đắc về tính thực hành tiết kiệm. "Tiết kiệm" ở đây không phải là ki bo, bủn xỉn, keo kiệt hay gì khác, mà là tiết kiệm ở nhiều hình thức, nhiều cách và nhiều kết quả. Tiết kiệm là tích cực. Chú thường xuyên nhắc nhở chúng tôi phải học tập từ Bác tính tiết kiệm, qua câu nói của Bác "Thời giờ tức là tiền bạc", "Một tấc bóng là một thước vàng". "Ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ, thì ai đưa thời giờ vứt đi là người ngu dại". Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác.

   Chú Tuấn luôn chú ý tiết kiệm đến cái nhỏ nhất như: tờ giấy, phong bì, cây viết....bởi vì, mỗi lần chú soạn bàn làm việc của chú đưa ra cho tôi tất cả phong bì-bì thư "trắng" dùng để gửi thư; hoặc là dùng giấy một mặt-loại giấy "đen", dùng để làm nháp để viết các bản nháp cho tôi đánh máy lại hoặc dùng để soạn bài, văn bản... và tôi kính nể chú hay nói đúng hơn là kính phục nhất việc chú tự soạn bài, tự lên máy tính "gõ" những gì chú có thể "tự" làm được như: tự làm đề cương, tự làm các văn bản liên quan đến cá nhân, cơ quan. Các công việc của một Uỷ viên Thường vụ, của Ban Thường vụ Huyện ủy, các văn bản "Mật",... giao cho chú đều hoàn thành. Đấy là tính tiết kiệm về thời gian.

Trong họp hội, họp giao ban chú đều tiết kiệm thời gian, tính toán xem cuộc nào nên họp hay không, giảm họp hành, tổ chức họp phải đúng giờ, họp xong sớm, có chất lượng, hiệu quả để dành thời giờ còn làm việc khác. Từ ở nơi chú, tôi thấy còn có cả sự ngăn nắp, gọn gàng, đến nơi, đến chốn. Bởi vì có ngăn nắp mới tiết kiệm về thời gian được. Chú thường sắp xếp bàn làm việc gọn gàng, từng "file", từng "file" để riêng và có ghi tên loại văn bản, hồ sơ cần làm và ký tên ở góc trái của văn bản và lưu cho dễ kiếm, dễ tìm. Chú thường hay bảo rằng: "chúng ta phải tự sắp xếp công viêc khoa học, công viêc cơ quan, công việc cá nhân để không phải mất thời gian tìm kiếm". Mỗi tuần, mỗi tháng, chú đều soạn các văn bản lại và chuyển ra cho tôi để làm hồ sơ "Lưu" để cập nhật vào phần mềm Lotus Note 8.0 của Văn phòng Huyện ủy.

Trong mối quan hệ giao việc với các đồng chí Phó trưởng ban, khi giao việc. Chú đều cẩn thận ghi chú và ký tên để giao các phần việc, chỗ nào chưa rõ, chưa cụ thể là phải trao đổi ngay, thường xuyên theo dõi và kiểm tra công việc hoàn thành hay không. Sử dụng kinh phí của cơ quan, chú đều chỉ đạo bộ phận tài chính phải tham mưu sử dụng đúng mục đích và thực hành tiết kiệm; công khai minh bạch trước cơ quan, đảm bảo chi theo kế hoạch chi tiêu nội bộ được thông qua hội nghị cán bộ công chức hàng năm; tiết kiệm có hiệu quả để tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức cơ quan, đó là Chú Tuấn của chúng tôi quan tâm đến đời sống của cán bộ, chuyên viên của mình. Chú sống tình cảm, ân cần, chia sẽ khó khăn, tháo gỡ vướng mắc kịp thời giúp cho chúng tôi an tâm công tác, tại nơi công tác tôi như cảm nhận như là chính gia đình của mình, tôi được quan tâm và chỉ bảo những điều hay lẽ phải, những đức tính và quy tắc ứng xử trong cuộc sống…

Tiết kiệm là tích cực, trong hoạt động công đoàn Chú luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động và phát triển hàng năm, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho đoàn viên công đoàn, điển hình là tổ chức sinh nhật cho đoàn viên bằng cách mỗi người trích nguồn tiền lương của mình đóng góp lại (100.000 đ/người/tháng) để dùng làm quỹ tổ chức sinh nhật cho từng đoàn viên. Tất cả những việc làm này cho thấy Chú tin rằng: nếu làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to, như Bác đã chỉ rõ "nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm...mà lợi cho dân rất nhiều". Ở chú thể hiện rõ vai trò trung tâm đoàn kết; thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, quy chế làm việc của cơ quan.

Học tập ở chú, tôi cũng thực hành tiết kiệm, nhất là về thời gian. Tôi biết cách sắp xếp công việc khoa học hơn, ngăn nắp hơn và hoàn thành công việc tốt hơn. Biết xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể (đi học-đi làm) đối với những loại và tính chất công việc được giao (gấp-thường); lên sẵn cái "list" theo dõi báo cáo (định kỳ-đột xuất) sao cho đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu; luôn chuẩn bị thật tốt mọi dữ liệu, số liệu, thông tin cần thiết; kết quả thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, không thêm bớt. Dành thời gian cho công tác tuyên giáo ở cơ sở; đi xuống cơ sở để nắm tình hình để kịp thời báo cáo và có hướng giải quyết.

Tôi học tính tiết kiệm của Bác Hồ từ những việc làm cụ thể của Chú Tuấn, thủ trưởng của tôi. Và tôi với nhiệm vụ và trách nhiệm của một đảng viên, công tác ngành Tuyên giáo, tôi tích cực đầu tư các văn bản tham mưu và không ngừng nghiên cứu tài liệu để nâng cao về nhận thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tôi thường xuyên vận động mọi người xung quanh tôi nên tiết kiệm về thời gian, về văn phòng phẩm, tiết kiệm từ điều nhỏ nhất để góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển nền kinh tế của đất nước. tôi nghĩ rằng: Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử             dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả. Tôi khẳng định rằng: đồng chí Lê Văn Tuấn-UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã thực hiện được điều đó. Cho dù mai này tôi trưởng thành và được sự phân công của tổ chức, không được làm "chuyên viên" của chú, tôi có làm gì, ở đâu cũng luôn ghi nhớ những gì Chú chỉ dạy và xem tấm gương của Chú để mà học hỏi và ứng dụng vào công tác./.

 

                                                                                                Võ Hà Thanh Vi

 ​

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay2,041
  • Tháng hiện tại129,229
  • Tổng lượt truy cập6,750,151
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây